Gà mồng vua hiện đang là giống gây tranh cãi nhiều nhất khi đào tạo thành chiến kê. Bởi chúng sở hữu một số điểm bất lợi trên cơ thể khiến cho nhiều sư kê e ngại khi chơi. Nếu bạn đang phân vân có nên nuôi một gà mào vua để thi đấu hay không thì nội dung được Betvisa cập nhật dưới đây là dành cho bạn. 

Tìm hiểu tổng quan về gà mồng vua là gì?

Gà mồng vua là tên gọi dựa theo đặc điểm của mào gà, trông giống như vương miện. Mào của gà này có kích thước khá lớn nó vừa là ưu điểm khi xét ở góc độ nuôi làm cảnh, vừa là nhược điểm nếu mang đi thi đấu. 

Chiếc mào lớn và giống với vương miện của vua chúa
Chiếc mào lớn và giống với vương miện của vua chúa

Giống gà mào vua xuất xứ từ bán đảo Sicilia của Ý, được nhập khẩu vào Châu Âu vào thế kỷ 20. Sau khi sang đến Việt Nam, trải qua nhiều quá trình lai tạo nhưng giống gà này vẫn không có nhiều thay đổi về chiếc mào. 

Xem thêm: Gà Điều Vàng Mệnh Gì – Tìm Hiểu Chi Tiết Về Màu Mạng Gà Chuẩn

Gà mồng vua và những bất lợi khi nuôi thành chiến kê

Trong các trận đá gà hầu như giống mào vua không xuất hiện, hoặc nếu có chỉ ở hình thức đá cựa sắt là chủ yếu. Bởi chúng sở hữu rất nhiều nhược điểm khiến các sư kê ngán ngẩm, e ngại khi chơi. Dưới đây là các bất lợi điển hình mà một chú gà mào vua sở hữu, các bạn có thể tham khảo và cân nhắc trước khi quyết định nuôi thi đấu hay không. 

Gà mồng vua không linh hoạt 

Đầu tiên là nhược điểm về sự không linh hoạt của gà mào vua trong cả tấn công lẫn né đòn. Chiếc mào nặng nề khiến cơ thể và chiếc đầu của chúng cũng trở nên chậm chạp hơn nên thường xuyên dính đòn tấn công của đối phương. 

Chiếc mào lớn khiến cho gà khó tấn công chính xác và chậm chạp trong né đòn
Chiếc mào lớn khiến cho gà khó tấn công chính xác và chậm chạp trong né đòn

Khi tấn công chiếc mào nghiêng ngả sang 2 bên nên lực mổ không lớn và độ chính xác không cao. Ngược lại còn tạo lợi thế cho đối phương tấn công thẳng vào đầu mà không kịp né, nhất là với những trận thi đấu cựa dao, 1 cú đá có thể cắt đứt chiếc mồng, hạ gục ngay lập tức.

Ngoại hình của gà mồng vua không cân đối

Bất lợi tiếp theo đó chính là ngoại hình của gà mào vua không cân đối. Chúng sở hữu chiếc mồng lớn nên nhìn tổng thể không có sự cân đối, chiếc đầu trông lúc nào cũng nặng nề hơn. Điều này khiến cho giống gà này trở nên ục ịch khi di chuyển nên gặp rất nhiều bất lợi khi thi đấu, thường phần thua sẽ rất cao.

Mào vua dễ bị thương và khó xử lý 

Trong tất cả các bộ phận của gà, phần mào gà khi đã bị tổn thương rất khó xử lý và hồi phục. Bởi đây là phần có nhiều mạch máu đi qua, nên nếu bị đá trúng dễ dẫn đến tổn thương nghiêm trọng, mất máu quá nhiều khiến gà bị yếu đi.

Gà mồng vua lại sở hữu trọn vẹn nhược điểm này với chiếc mồng lớn nên rất dễ dính đòn tấn công của đối phương. Hơn nữa, phiến mồng dày và dài của chúng còn có thể làm điểm tựa để đối phương nhảy lên tấn công. Đây cũng chính là lý do vì sao các bạn sẽ ít thấy loại gà này xuất hiện trong các trận đấu, nhất là với đá đòn hoặc cựa dao. 

Chiếc mồng lớn làm giảm vẻ đẹp của ngoại hình chiến kê

Nhược điểm cuối cùng của gà mồng vua mà bất kể các sư kê nào cũng thấy e ngại đó chính là chiếc mào quá lớn so với cái đầu và cổ. Từ đó, ngoại hình trông không được đẹp mắt, mất thiện cảm cho những người nuôi gà. 

So với vẻ đẹp của chiến kê thực thụ thì giống mào vua không được đánh giá cao
So với sức mạnh của chiến kê thực thụ thì giống mào vua không được đánh giá cao

Trong lĩnh vực gà chọi, ngoại hình đẹp không được đánh giá từ độ sặc sỡ từ bộ lông hay mào. Ngoại hình gà đẹp chính là sở hữu dáng vẻ thon gọn, chắc chắn, cân đối giữa các bộ phận và cảm nhận được sự linh hoạt khi di chuyển và thi đấu. 

Gà mồng vua có thể thi đấu hay không?

Xét cho cùng thì gà mồng vua cũng là một giống chọi, hiện nay vẫn chưa thể khẳng định được tốt hay không bởi mỗi con sẽ sở hữu một tố chất khác nhau. Nếu đánh giá tổng thể với sự bất lợi về chiếc mào thì sẽ không thuận lợi để đá đòn. Thế nhưng với đá cựa sắt thì gà mào vua hoàn toàn có cơ hội giành chiến thắng. 

Tuy nhiên nếu trong quá trình thi đấu, mào của gà bị thương thì cơ hội phục hồi rất khó. Do đó, công sức nuôi, đào tạo sẽ đổ sông đổ bể nên các sư kê thường rất e ngại đối với giống gà này, thay vào đó sẽ chọn loại gà mồng dâu, trích, chỉ thiên, trà,.. 

Đã từng có nhiều người thử phương pháp cắt bớt mào của gà để chúng thi đấu. Thế nhưng cách này hoàn toàn nguy hiểm bởi bộ phận này không có khả năng liền sẹo, hơn nữa nếu thực hiện không đúng sẽ có thể bị nhiễm trùng. 

Xem thêm: Tham khảo cách băng cựa gà thomo chuẩn nhất đá gà C4

Có nên thử nuôi gà mồng vua hay không?

Với câu hỏi này thì sẽ xét theo từng mục đích của người nuôi. Nếu để tham gia thi đấu thì câu trả lời là KHÔNG. Bởi chúng sở hữu quá nhiều sự bất lợi, xác định phần thua nhiều hơn thắng và quá trình chăm sóc sau thi đấu cũng cực hơn so với các giống gà khác, thậm chí là có những tổn thương không thể phục hồi.

Gà mào vua hiện đang được ưa chuộng nuôi với mục đích làm cảnh hoặc nọc
Gà mào vua hiện đang được ưa chuộng nuôi với mục đích làm cảnh hoặc nọc

Mặc dù không được chuộng để thi đấu nhưng gà mồng vua lại cực kỳ phù hợp để làm cảnh. Bởi trong các giống gà thì loại mồng vua sở hữu dáng vẻ kiêu kỳ, màu lông đẹp và đặc biệt là chiếc mào lớn như một chiếc vương miện.

Xem thêm: Xem trực tiếp đá gà CPC2 và cá cược hấp dẫn tại Betvisa

Không được đánh giá cao trong chiến đấu nhưng gà mồng vua lại được ưa chuộng khi làm cảnh. Do đó, nếu xác định nuôi để thi đấu thì các bạn nên cân nhắc kỹ hoặc đào tạo thật sự bài bản mới có nhiều cơ hội chiến thắng. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về loại gà này. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích khác nhé. 

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm